Hướng dẫn đọc bản vẽ theo tiêu chuẩn Nhật bản JIS

Hướng dẫn đọc bản vẽ theo tiêu chuẩn Nhật bản JIS không phải ai cũng hiểu sâu và đọc đúng. Vậy phải làm thế nào để đọc bản vẽ đúng? Anh em hãy cùng Cơ khí TNT tech tìm hiểu hướng dẫn cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật trong bài viết dưới đây nhé.

Tiêu chuẩn JIS là gì?

Tiêu chuẩn JIS (tiếng Anh: Japanese Industrial Standards) là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản được sử dụng trong các hoạt động công nghiệp tại nước này.

Khác với bản vẽ ở Việt Nam, bản vẽ của Nhật có bố trí hình chiếu cạnh – đứng và được sử dụng theo tiêu chuẩn JIS – phương pháp hình chiếu góc thứ 3 (hình minh họa). Ngoài ra, khi các chi tiết gia công phức tạp để thể hiện rõ yêu cầu cần gia công, người ta sẽ dùng bản vẽ cắt và bản vẽ trích.

Tiêu chuẩn JIS là gì?
Tiêu chuẩn JIS là gì?

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật (JIS)

Để hiểu được cách bố trí và xây dựng hình chiếu theo tiêu chuẩn JIS, anh em hãy theo dõi cách đọc dưới đây.

Giả sử khi có một thể chứa trong khối hộp hình chữ nhật với các mặt phẳng ký hiệu trên hình vẽ:

  • Nhìn từ hướng bên ngoài vào, anh em sẽ thấy vật thể xuyên qua các mặt phẳng và hiện lên các mặt của hình hộp chữ nhật với các đường tương ứng (có thể thấy hoặc khuất).
  • Nếu mở các mặt phẳng của hình hộp (hình minh họa phía dưới) sẽ có được các hình chiếu tương ứng của vật thể trên các mặt tương ứng.
  • Các mặt phẳng của hình hộp được trải trên cùng một mặt phẳng sẽ được các mặt phẳng chiếu của vật thể.

Suy ra, mỗi vật thể sẽ có 6 mặt phẳng tương ứng nhưng thường thì chỉ cần 3 mặt là đủ. Nếu là đơn giản là 2 hình chiếu, còn phức tạp thì cần lên tới 6 mặt phải chiếu và các hình cắt, trích mới thể hiện được hết vật thể. Trong đó, hình chiếu lúc nào cũng có hình chiếu chính mới có thể thấy bao quát được vật thể.

Đọc bản vẽ tiêu tiêu chuẩn nhật bản
huong dan doc ban ve jis

Vẽ hình chiếu từ vật thể sáng mô hình 2D

Ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn trên, anh em còn phải biết tưởng tượng về vật thể thì mới có thể vẽ được một cách chính xác và nhanh nhất.

– Từ vật thể, anh em sẽ vẽ được các hình chiếu 2D sau:

– Anh em sẽ vẽ và bố trí các hình chiếu tương ứng như trên.

Khi vẽ, anh em phải vẽ những mặt nào mà thể hiện rõ và dễ hình dung vật thể nhất. Đồng thời, hạn chế các hướng có nét đứt và số lượng hình chiếu vừa đủ để hình dung vật.

Hình chiếu cơ khí
Hình chiếu cơ khí

Từ hình chiếu mô hình 2D xây dựng vật thể thật

Để xây dựng thể thật từ hình chiếu 2D, các nhân viên kỹ thuật cần phải thành thạo quy tắc nhìn hình ở phần trên.

Từ bản vẽ 2D để xây dựng lên vật thể, anh em phải hình dung được vật thể dạng 3D. Đây là mục tiêu cuối cùng của việc đọc bản vẽ kỹ thuật.

– Từ hình chiếu 2D dựng vật thể như sau:

Khi bắt đầu dựng, anh em hãy nên phác thảo vật thể từ hình chiếu để hình dùng ra vật thể. Sau đó là dựa vào những hình còn lại để xây dựng vật thể tiếp theo, anh em có thể cắt bớt hoặc thêm khối.

Hướng chiếu trong tiêu chuẩn Nhật bản
Hướng chiếu trong tiêu chuẩn Nhật bản

Chương 1: Những điều nên biết trước khi vẽ

Đoạn đầu này thì nặng về lý thuyết lan man về những điều mà cứ tưởng ta biết lâu rồi nhưng mà đọc lại thì vẫn cảm thấy là…. biết lâu rồi 🙂

1・1 Khung bản vẽ

Khung bả vẽ tiêu chuẩn nhật bản
Khung bả vẽ tiêu chuẩn nhật bản

Căn bản nhất của căn bản luôn. Nói 1 cách đơn giản: Bản vẽ nhằm mục đích truyền đạt tối đa thông tin chính xác đến người thợ gia công. Và những thông tin đó được bố trí tại các vị trí đã được quy định. Ví dụ như hình dưới đây

Trong hình này Theo thứ tụ từ trái qua phải sẽ có số bản vẽ phụ(tùy có hoặc k cũng k sao) vì đôi khi cũng có những bản vẽ lớn hoặc phải nhìn ngược cũng có thể nhận ra số hiệu bản vẽ. Rồi số tham chiếu của chi tiết(nếu có nhiều chi tiết trên cũng 1 bản vẽ) vì có những bản vẽ có yêu cầu về độ nhám khác nhau nên ứng mỗi chi tiết trên bản vẽ sẽ chỉ thị độ nhám riêng. Tiếp theo là chỉ thị về độ nhám. Tiếp theo là viền khung giấy. rồi đến khung bản vẽ, rồi đến phần Lưu ý, tiếp là bảng quy cách (đối với bánh răng cần có các thông số được tổng hợp trên 1 bảng để dễ nhìn). Rồi đến Khung liệt kê các chi tiết, rồi khung tên bao gồm số hiệu bản vẽ, tên chi tiết. Rồi có bảng thông số dung sai chung(tức là những gì k có dung sai trên bản vẽ thì tra ở đây).

Đương nhiên không phải bản vẽ nào cũng bắt buộc phải giống vậy nhưng những cái bắt buộc phải có(theo mình nghĩ) là Khung tên, dung sai chung, phần chú ý chung. có người cho rằng bảng dung sai chung kia quá lằng nhằng, thợ tra sách là ok mà? những với đức tính tận tình của người Nhật thì việc để cho anh công nhân đứng máy tay dầu mỡ đi tìm cuốn sổ rồi liếm tay lật từng trang sách là điều vô cùng tội lỗi nên mọi thứ có thể thì đều nằm trên bản vẽ để người thợ đứng máy chỉ việc làm.

Và tùy theo công ty khác nhau mà có những khung bản vẽ khác nhau.

1.2 Phương pháp chiếu.

Cái này thì tùy từng nước mà có quy cách khác nhau, chia làm 2 kiểu chiếu chính là Hình chiếu thứ nhất và hình chiếu thứ 3.

Có người mô tả thế này: hình chiếu thứ 3 tưởng tượng giống như mở cửa sổ ý. nhìn vào rồi lật ra hoa mắt luôn.

Chọn hình chiếu chính thế nào?

Đây là vấn đề hết sức… vi diệu :)) vì nó khá mơ hồ nhưng cũng có những quy luật căn bản để lựa chọn dễ dàng hơn. Đó là:

・Hình chiếu chính là hình chưa nhiều thông tin nhất. Nói 1 cách dễ hiểu Khi mà yêu cầu của 1 bản vẽ là tốn ít hình chiếu nhất thì nếu có thể chỉ cần dùng mỗi hình chiếu chính cũng có thể hoàn thành bản vẽ.

Giờ bản vẽ cần mấy hình chiếu?

Thêm 1 câu hỏi … vi diệu :))

Ví dụ nếu bản vẽ về 1 tấm mà hình chiếu bên chỉ để biểu diễn độ dày thôi thì chỉ cần đúng 1 hình chiếu chính là đủ.

Ví dụ khác: Nếu là 1 chi tiết xoay tròn thì 1 hình chiếu chính là mặt cắt qua tâm cũng đủ biểu diễn rồi.

Cũng tùy theo kinh nghiệm dần sẽ quen thôi.

Tiêu chí: Càng ít hình chiếu càng tốt!

Chương 2: Những điều chú ý khi vẽ bản vẽ

Chương này khá thú vị vì có nhiều thứ rất có ích cho những beginer khi vẽ bản vẽ. bản thân mình cũng nhiều lúc lúng túng k biết nên biểu diễn ra sao cho đúng chuẩn, sao cho dễ hiểu nhất cả nên lọ mọ đi tìm bản vẽ khác để tham khảo rồi học theo.

2.1 .1chọn tỷ lệ bản vẽ.

Trong tiêu chuẩn JIS(Z 8314) quy định rõ ràng về tỷ lệ bản vẽ như sau:

(Những gì để trong ngoặc nghĩa là những tỷ lệ khi không thể dùng tỷ lệ khác được rồi)

Tỷ lệ thực 1:1
Phóng lớn 50:  20:1  10:1  (6:1)  5:1  (4:1)  (3:1)  2:1
Thu nhỏ 1:2  (1:3)  (1:4)  1:5 (1:6)  1:10  1:20  1:50  1:100  1:200  1:500  1:1000 1:10000

Tựu chung lại thì dù tỷ lệ bản vẽ có ra sao thì kích cỡ chữ so với khung bản vẽ không được thay đổi. Không thể nói rằng do hình to nên cho chữ to lên, hoặc hình nhỏ nên cho chữ nhỏ xuống được mà cỡ chữ phải thống nhất qua mọi bản vẽ.

Trên Autocad thì có thể liên tưởng đến không gian giấy(paper space) hoặc khái niệm Layout

còn trong Icad thì có cái hay là bản vẽ nằm trong GlocalWork nên dù tỷ lệ bản vẽ có thay đổi lên xuống thì khung vẽ(nằm trong Glocal work) vẫn không có gì thay đổi.

2.1.2 Liên quan đến cách thể hiện đường và kiểu chữ thì học căn bản cả rồi nên chắc k có gì phải nói lại.

2.2.1  Cách điền kích thước

Hướng dẫn cách đọc kích thước bản vẽ JIS
Hướng dẫn cách đọc kích thước bản vẽ JIS

Trong bản vẽ này có chỉ ra 11 lỗi khác nhau. thì lỗi 1 và 2 khá mập mờ vì theo JIS chân đường kích thước phải giao với đường chi tiết. số 3 là do 2 đường kích thước giao nhau(giao với đường kt 37) lỗi 4 là không đúng quy cách vì chữ nằm trên đường kích thước, số 5 là do nằm ở vị trí dở hơi(?) theo mình đoán vì nó nằm quá gần kích thước 10(quy ước các kích thước cách nhau tối thiểu 8 đến 10mm). Lỗi 6 là do chồng chéo kích thước. Lỗi 7 là do kích thước nằm đúng đường tâm mà lẽ ra nó phải nằm thẳng hàng với kích thước 28 ở lỗi 5 để thể hiện vị trí của 2 lỗ chuẩn so với lỗ chính. Lỗi 8 do sai quy cách hướng chữ ngược. Lỗi 9 là kích thước 8H7 bị lặp lại. Lỗi 10 là do chữ A chèo lên đầu mũi tên trong khi quy định nó phải nằm đằng sau mũi tên. Lỗi 11 là do đường quá đậm(lẽ ra dùng đường đậm là OK)

2.2.2 Vị trí kích thước chuẩn

Vị trí kích thước chuẩn
Vị trí kích thước chuẩn

Tùy theo cách đặt kích thước chuẩn khác nhau mà sinh ra dung sai tích lũy khác nhau.

Ví dụ như hình bên dưới  Mặc dù ở hình bên trái kích thước 23 thì theo jis cấp trung dung sai là ±0.2 nhưng kích thước bên phải khi cộng 3 kích thước 9+5+9 vẫn ra 23 nhưng với kích thước này thì dung sai lại thành ±0.3 vì mỗi kích thước nhỏ kia có dung sai riêng khi tính bình quân lại sẽ ra 0.3

2.3.1 Chiếu theo hướng mũi tên

Hướng dẫn đọc bản vẽ JIS
Hướng dẫn đọc bản vẽ JIS

khi các hình chiếu không thể mô tả được hình dáng chi tiết thì việc sử dụng chiếu theo hướng mũi tên khá hữu dụng vì nó không theo 1 hướng chiếu nhất định nào.

Hình bên là ví dụ cho việc không thể chiêu một cách thông thường để thể hiện được hình dáng chi tiết

Ngoài ra như hình trên thì ta dùng 1 mũi tên để chỉ hướng chiếu để dễ dàng đặt kích thước cho mặt nghiêng kia.

Ngoài ra thì cũng có vô số cách để biểu diễn bản vẽ như cắt trích, mặt cắt v.v.v nên sẽ bỏ qua phần này.

2.3.2 Lược bỏ những phần phía xa chi tiết.

Nói là xa vậy thôi chứ thực ra là mặt bên kia của chi tiết ví dụ hình bên dưới. Ở hình chiếu trái khi nhìn qua lỗ sẽ thấy mấy đường đỏ là cạnh của mặt đối diện. nhưng JIS cho phép lược bỏ đường đỏ này giúp hình dễ nhìn hơn. Và hình chiếu phải cũng vậy được phép lược hình chiếu phía bên kia chi tiết.

Hướng dẫn đọc bản vẽ tiêu chuẩn nhật bản
Hướng dẫn đọc bản vẽ tiêu chuẩn nhật bản

Nếu chỉ là 1 chi tiết nhỏ này thì có vẻ chả có gì hay ho ghê gớm. nhưng nếu là 1 hình cực kì phức tạp thì đây là 1 cứu cánh khá tốt.

2.4.1 Những chi tiết không được cắt mặt cắt.

Cái này thì TCVN cũng có đó là những chi tiết Trục thì k cắt mặt cắt, Gân tăng cứng, bulong, đai ốc… không cắt mặt cắt. Những chỗ cần thể hiện như chỗ bắt vít, chốt… thì cắt trích ra thôi.

2.5.1 Mặt côn

Thực ra là k rõ trong tiếng việt phân biệt thế nào nhưng trong tiêu chuẩn nhật có phân biệt 1 kiểu là côn 1 phía(抜き勾配)ví dụ kiểu nêm (hình trái) và côn đối xứng(テーパ) ví dụ đầu trụ côn.(hình phải)

2.6.1 Kí hiệu lỗ

Như hình bên dưới có vài kiểu lỗ khác nhau ứng với cách ghi khác nhau rất dễ hiểu

Tiêu chuẩn bản vẽ nhật về Khoan
Tiêu chuẩn bản vẽ nhật về Khoan

Chương 3: Những điểm quan trọng trong bản vẽ

Hiếm khi trong chế tạo máy 1 sản phẩm được tạo ra từ 1 chi tiết. chính vì vậy khi vẽ ra bất kì chi tiết nào cũng cần cân nhắc đến quan hệ giữa chi tiết  đang vẽ và chi tiết ghép cùng có quan hệ ra sao.

Về cơ bản có 3 trạng thái khi lắp:

1.Trục và lỗ lắp lỏng hay chặt

Lúc này phải xem tiêu chuẩn về dung sai thông thường JIS B 0405

Và các cách lắp ghép JIS B 0401

2. hình dáng trục và lỗ có bị cong hay thẳng

Xem dung sai hình học JIS B 0021

Xem dung sai lắp ghép thông thường JIS B 0419

3.Bề mặt gia công của trục và lỗ bóng loáng hay sần sùi

Xem trạng thái bề mặt JIS B 0031

3.1.1 Về phần các dung sai hình học thì đã có 1 series bài viết chi tiết về các loại dung sai hình học từ phần 1 đến phần 4

3.1.2 Về Kiểu Lắp ghép

Đây là câu chuyện luôn dài và đau đầu cho tầng lớp sinh viên mới ra trường lẫn những người đã đi làm. ví không có cái nào là chính xác 100% phải thế này phải thế kia mà chỉ có khái niệm: “Hay sử dụng kiểu lắp ghép này tương ứng dung sai này”

Chính vì vậy bài viết này lược bỏ phần này.(sẽ viết ở 1 bài khác khi đủ kinh nghiệm)

3.2.1 Độ nhám bề mặt.

Bảng tiêu chuẩn nhám bề mắt JIS
Bảng tiêu chuẩn nhám bề mắt JIS

Giữa tiêu chuẩn cũ (trước năm 1978) thì hay dùng kí hiệu tam giác. sau năm 1978 trở đi thì hình giống dấu căn

Về giá trị tương đương giữa các kiểu kí hiệu thì có thể xem bảng bên dưới

Ở dưới cùng là mức thấp nhất tương đương không gia công.

Trong bảng này có 2 khái niệm là Rz và Ra. trong khi Rz chỉ ra các mức rất rạch ròi về giá trị và khi gia công phải đạt giá trị đó thì Ra lại khác. Khi chỉ thị đạt Ra3.2 chẳng hạn mà k có ghi chú gì thì mặc định người gia công sẽ gia công đạt 16% trị số trong quy ước. Nếu muốn đạt max thì cần chú thích thêm vào là phải đạt max.

Bài tập ví dụ

Bài tập đọc bản vẽ tiêu chuẩn nhật bản jis
Bài tập đọc bản vẽ tiêu chuẩn nhật bản jis

Mặt Top là hình chiếu đặt trên cùng, mặt side là hình chiếu cạnh, mặt front là hình chiếu đứng, mặt bottom là hình chiếu bằng…. Việt Nam và Liên Xô… dùng 1st Angle Projection để chiếu và Nhật dùng 3rd angle projection nên đối ngược nhau Bản vẽ của VN thì khi mở các mặt lập phương bởi bản lề thì “cánh cửa ” bên trái mang đặt sang phải và gọi là “hình chiếu cạnh”, cánh cửa trên cùng thì bê xuống dưới và gọi là hình chiếu bằng ….. Nếu thi tuyển vào các cty Nhật thì nên ghi rõ góc chiếu số mấy, hay ghi chiếu theo tcvn tránh thiệt thòi cho ứng viên nếu chẳng may khác đáp án (lưu ý : 1 số cty không chấp nhận cách chiếu như VN mình, họ sẽ vẽ ví dụ cách chiếu Nhật = 1 hình vẽ và bắt thí sinh làm bài theo đấy. Tốt nhất là hỏi ngay người coi thi được chiếu hệ nào) Chỉ cần quan sát ví dụ  này là thấy ngay việc hình dung ra mô hình 3D sẽ đơn giản, dễ dàng hơn hệ quy chiếu của VN. Ta chỉ cần đóng các cánh cửa vào  là xong (lật mặt 90 độ), trong khi đó, chiếu như VN mình thì phải lật 90 độ các mặt, sau đó bên trái vác sang bên phải, bên dưới vác để lên trên… rồi mới hình dung tiếp được Hiện giờ trên thế giới, bản vẽ kỹ thuật thường được thể hiện theo 2 hệ tiêu chuẩn: Âu – Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, các tiêu chuẩn của VN, LX, TQ … đều dựa theo Âu – Mỹ (các bản vẽ của các nước châu Âu như Đức, Italia hoặc của Mỹ cũng có cách đọc giống như theo TCVN). Nói về góc nhìn để đọc bản vẽ, hệ Âu – Mỹ theo góc nhìn người thứ 3, hệ Nhật theo góc nhìn thứ nhất (nếu hay chơi các game bắn súng thì cũng dễ hiểu thôi nhỉ?). Do đó, khi quan sát 1 vật 3D, hệ Âu Mỹ sẽ có các hình chiếu front – top – left (đứng từ ngoài nhìn vào). Còn hệ Nhật, do cách đặt góc nhìn từ bên trong, sẽ có các hình chiếu front – down – right (hoặc back – top – right..). Nói theo cách khác, nếu đọc bản vẽ Nhật theo kiểu quen dùng ở VN thì giữ 1 hình chiếu làm chuẩn (top hoặc front hoặc left), các hình chiếu còn lại lấy đối xứng gương (chú ý nét khuất).

– Hình chiếu có chữ actual nghĩa là: kích thước thực của chi tiết tại vị trí đó có giá trị là … (trong hình là R10). Do chi tiết uốn 3D, trong khi hình chiếu 2D nên đối với phần nằm trên các mặt phẳng không vuông góc với phương chiếu, khi biểu diễn trên các hình chiếu sẽ bị biến dạng, không còn đúng kích thước thật. Lúc đó, cần phải bổ sung ghi chú “actual”, kích thước thực tế, cho người gia công kiểm tra. Bạn có thể quan sát trên hình 3D của tieubu (phần dây xiên góc). – Hình mà bạn gọi nhầm là chữ “V” là ký hiệu của một dạng mối hàn (chính xác là hình tam giác vuông ngược). Theo quy ước, mối hàn đó có dạng tam giác, hàn ghép giữa phần vuông góc nhau. Ngoài ra, nếu quy định về kích thước mối hàn (theo cạnh góc vuông) sẽ có thêm 1 chữ số bên cạnh. – Ký hiệu R theo quy ước là tại đó có một bán kính cong. Giá trị R này có thể tham khảo trong phần yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ, trong hình chiếu đã có, hoặc trong một số trường hợp (VD: dây uốn hình chữ U) thì R = 1/2 khoảng cách giữa 2 tâm dây (2 cạnh chữ U). Bổ sung thêm 1 góc nhìn khác của sản phẩm để bạn dễ hình dung hơn.
Nói thêm về bản vẽ của Nhật: Thường không gạch mặt cắt trong nhiều trường hợp – các nét cũng ít đi, mặt cắt không bị gạch giúp cho việc photo, scale rất rõ nét. Với bản vẽ có gạch mc của VN, nếu photo A3 -> A4 thì có thể các miền gạch chuyển sang đen xì rất khó coi. Thêm nữa : nét vẽ thường không theo “quy định” : đường bao chi tiết không nhất thiết phải đậm, sự phân biệt nét đậm nét mảnh cũng rất ít, thậm chí không phân biệt => điều này đối với VN mà nói, là phạm quy. Nhưng bản vẽ nhìn rất thoáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *