Ngày nay để sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và được yêu thích thì phải đạt yêu cầu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng , có những ưu điểm vượt trỗi so với mặt bằng chung, hay mẫu mã đa dạng hơn, đặc biệt nhất là phải đạt độ chính xác của sản phẩm. Nhằm đáp ứng những nhu cầu trên, bộ phận QA,QC trong nhà máy được ra đời nhằm thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng đi. Trong ngành gia công cơ khí, QA (Quality Assurance) và QC (Quality Control) là hai khái niệm quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất.
Cùng cơ khí TNT tech tìm hiểu qua bài viết này nhé nhé !
QA là gì ? Quality Assurance (QA) – Đảm bảo chất lượng
– QA là viết tắt của từ Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng) trong tiếng Anh. QA là hệ thống các hoạt động và quy trình nhằm đảm bảo rằng sản phẩm sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Trong gia công cơ khí, QA tập trung vào việc xây dựng quy trình sản xuất hiệu quả, từ khâu thiết kế, lập kế hoạch đến quản lý vật liệu và thiết bị. Mục tiêu chính của QA là ngăn ngừa lỗi và giảm thiểu các sai sót trong quá trình sản xuất.
Các hoạt động QA thường bao gồm:
- Xây dựng tiêu chuẩn và quy trình sản xuất: Thiết lập các tiêu chuẩn về thiết kế, gia công và kiểm tra để đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Đào tạo nhân viên: Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, cách vận hành thiết bị để giảm thiểu lỗi.
- Giám sát quy trình sản xuất: Theo dõi và giám sát từng bước trong quy trình để đảm bảo không có lỗi hệ thống nào gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Phân tích và cải tiến quy trình: Thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễ của lỗi và cải tiến quy trình để ngăn ngừa lỗi lặp lại trong tương lai.
– Ví dụ: Khâu nào cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm; sản phẩm phải đạt được mức độ nào thì sẽ được công nhận là chính phẩm, những lỗi nào sẽ quy ra là thứ phẩm, những chi tiết nào được xem là phế phẩm; kiểm tra sản phẩm theo tiêu chuẩn, phương pháp nào và dùng dụng cụ, máy móc gì để kiểm tra.
– Đảm bảo chất lượng nhằm cả hai mục đích:
- Trong nội bộ tổ chức: Tạo lòng tin cho tổ chức.
- Bên ngoài tổ chức: Tạo lòng tin cho khách hàng và những người khác có liên quan về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp.
Công việc của nhân viên QA :
- Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (Ví dụ: hệ thống ISO 9001, tiêu chuẩn ASME,…) cho doanh nghiệp, bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, các quy trình – hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng.
- Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng của công ty hằng năm.
- Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất, cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và nâng cấp hệ thống kiểm tra của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
- Phối hợp với bộ phận QC để giám sát các công đoạn kiểm định chất lượng.
- Phối hợp với bộ phận sản xuất để giới thiệu sản phẩm khi khách hàng tìm hiểu công ty.
- Đánh giá các nhà thầu, nhà cung cấp đang thực hiện các dự án của công ty.
- Quản lý hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình.
- Tham gia đề xuất các phương án nhằm nâng cao bộ máy kiểm định chất lượng của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ huấn luyện, đào tạo các bộ phận liên quan về cách áp dụng những hệ thống và tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
– Những kỹ năng cần thiết của nhân viên QA :
- Tỉnh tỉ mỉ
- Lòng kiên nhẫn
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Ham học hỏi
- Biết quản lí tốt thời gian
- Biết thừa nhận lỗi sai của mình.
- Không ngừng tìm tòi , học hỏi.
QC là gì ? Quality Control (QC) – Kiểm soát chất lượng
– QC (viết tắt của Quality Control) có nghĩa là kiểm tra chất lượng.
QC là các hoạt động kiểm tra, đo lường và đánh giá sản phẩm tại các giai đoạn khác nhau trong quá trình gia công để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Mục tiêu của QC là phát hiện và sửa chữa các lỗi có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.
Trong gia công cơ khí, QC bao gồm các hoạt động sau:
- Kiểm tra đầu vào nguyên vật liệu: Đảm bảo rằng nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình gia công đạt chuẩn kỹ thuật và chất lượng để tránh ảnh hưởng đến sản phẩm.
- Kiểm tra quá trình sản xuất: Thực hiện kiểm tra ở các công đoạn gia công như cắt, tiện, phay, mài… để phát hiện và khắc phục lỗi ngay khi chúng xảy ra.
- Đo lường và kiểm tra thành phẩm: Đo kích thước, kiểm tra độ chính xác và chất lượng bề mặt của sản phẩm hoàn thiện bằng các thiết bị như máy đo tọa độ (CMM), thước kẹp, hoặc kính hiển vi để đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Lưu trữ hồ sơ kiểm tra: Ghi lại kết quả kiểm tra để có cơ sở phân tích và cải tiến quy trình sản xuất sau này.
– Thông thường, nhân viên QC được chia thành 3 vị trí:
- Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (PQC)
- Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)
- Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC).
Mỗi vị trí tương ứng với một khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm.
Nhân viên PQC (Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất):
Cùng với nhân viên QA triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
Trong quá trình công nhân làm việc, kiểm tra xem các công đoạn có ổn không, có phát sinh lỗi không và yêu cầu nhân viên khắc phục lỗi;
- Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm;
- Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.
Nhân viên IQC (Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào)
- Kiểm tra xem nguyên vật liệu đầu vào có tốt không, chất lượng ra sao, lựa chọn đầu vào đạt tiêu chuẩn;
- Khi nguyên vật liệu được đưa vào trong quá trình sản xuất, cần theo dõi xem đầu vào đó có tình hình sử dụng như thế nào;
- Giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà cung ứng, đánh giá nhà cung ứng
- Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.
Nhân viên OQC (Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra):
- Lập nên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm
- Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng thành phẩm và cho thông qua với sản phẩm đạt chuẩn
- Thu thập, phân loại sản phẩm lỗi, các sai sót trong phần kỹ thuật sau đó chuyển yêu cầu sửa chữa cho PQC
- Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.
Những kĩ năng cần thiết của QC
- Kỹ năng giám sát
- Kỹ năng quản lý
- Kỹ năng xử lý sự cố nhanh
- Lòng kiên nhẫn
- Không ngừng học hỏi.
Sự khác biệt giữa QA và QC trong gia công cơ khí
- QA tập trung vào quy trình, nhằm ngăn chặn lỗi phát sinh từ giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế sản xuất. QA thiên về phòng ngừa lỗi.
- QC tập trung vào sản phẩm, nhằm phát hiện và loại bỏ lỗi sau khi sản phẩm đã được gia công. QC thiên về phát hiện lỗi và khắc phục.
Mối quan hệ giữa QA và QC
QA và QC đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng. QA giúp xây dựng quy trình và tiêu chuẩn sản xuất, còn QC kiểm soát chất lượng của từng sản phẩm sau khi hoàn thành các bước gia công. Sự phối hợp giữa QA và QC giúp giảm thiểu sai sót, tăng độ tin cậy của sản phẩm, và tối ưu hóa quy trình sản xuất trong ngành gia công cơ khí.
Trên đây là tổng quan về công việc của QA và QC trong các nhà máy cơ khí hiện nay .Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm về công việc của QA và QC trong các nhà máy cơ khí hiện nay . Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết.